Bối cảnh
Đất than bùn là khu vực chứa carbon quan trọng của thế giới và có ảnh hưởng rất lớn trong chu trình carbon toàn cầu. Trong hệ thống sinh thái của đất than bùn có chứa rừng đầm lầy than bùn – được hình thành ở nơi đất úng hoặc những nơi thường xuyên có lũ lụt khiến các chất hữu cơ bị thối rữa dần dần tích tụ. Phức hợp carbon và nước này hoạt động như những miếng bọt biển khổng lồ, hấp thu nước và lưu trữ một lượng lớn carbon. Tùy thuộc vào độ tuổi của rừng và độ sâu của đất, khu vực này có thể chứa gấp 10 đến 20 lần lượng carbon so với rừng thất thấp trên khu vực đất khoáng gần đó. Các hoạt động của con người và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như khai thác gỗ bất hợp pháp, hỏa hoạn, khai hoang, trồng cọ và đồn điền cao su v.v., dẫn đến rừng than bùn nhiệt đới bị suy thoái liên tục. Sự suy thoái này không chỉ làm giảm đáng kể các bồn chứa carbon trên bề mặt, mà đến 90% các bể chứa carbon được lưu trữ dưới lòng đất cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng mắt thường khó có thể phát hiện ra. Sau khi chịu tác động, sự biến mất của các bể chứa này sẽ xảy ra từ từ nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến con người và tự nhiên.
Indonesia chiếm tới 45% diện tích than bùn nhiệt đới toàn cầu (Applegate và nnk, 2021), chủ yếu là rừng đầm lầy than bùn bao phủ các vùng đất thấp rộng lớn giữa các con sông lớn ở Sumatra (8,3 triệu ha), Kalimantan (6,8 triệu ha) và Papua (4,6 triệu ha). Trong hai thập kỷ qua, Indonesia đã trải qua suy thoái đất than bùn nghiêm trọng do các hoạt động khai thác gỗ, khai khẩn đất hoang và dọn dẹp vệ sinh rừng v.v., dẫn đến gia tăng lượng lớn khí thải CO2 và mất đa dạng sinh học hệ sinh thái. Chính phủ Indonesia đã phát triển một kế hoạch hành động quốc gia nhằm khôi phục nhanh chóng và tái sinh những cánh rừng đầm lầy than bùn đang bị đe doạ. Tuy nhiên, việc khôi phục hệ sinh thái này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, cần phải sàng lọc giống cây và gây trồng cây con chất lượng cao, đây là điều cần thiết để giúp khôi phục bền vững hệ sinh thái rừng than bùn.
Dựa trên bối cảnh trên, dự án này nhằm hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách phục hồi các khu rừng đầm lầy than bùn ở Indonesia. Việc áp dụng nấm cộng sinh rễ (mycorrhizal fungi) có thể thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các loài cây bản địa. Các giải pháp và kinh nghiệm của dự án này có giá trị tham khảo cho nhiều khu vực tương tự do tình trạng suy thoái đất than bùn trên thế giới ngày càng gia tăng.