Đối tác và dự án

Việt Nam: Dự án lúa gạo thân thiện với môi trường

Thời gian thực hiện:

2020 đến 2023

Đối tác:

Hội Nông dân Việt Nam (Vietnam Farmers’ Union)

Bối cảnh

Tại Hội nghị lần thứ 26 (COP26) các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục có những hành động thiết thực hướng tới mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Trong kế hoạch hành động, phương thức sản xuất lúa nước thân thiện với môi trường sẽ giúp Việt Nam đạt được cam kết này. Dựa trên những kết quả đã tích lũy được, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa phương thức canh tác bền vững, đồng thời nâng cao giá trị ngành lúa gạo và thúc đẩy phát triển bền vững các ngành liên quan. Điều đó có nghĩa là, cùng với thực hiện các mục tiêu như nâng cao chất lượng gạo trong nước, nâng cao thu nhập của nông dân và hiệu quả kinh doanh v.v., Việt Nam cũng cần phải đóng góp vào công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là một phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường sinh thái đã được triển khai tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Tính đến năm 2013, trên lãnh thổ Việt Nam đã có 23 tỉnh thành áp dụng kỹ thuật này nhằm giảm thiểu phát thải khí từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân trồng lúa, giảm thiểu biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững ngành lúa gạo.

Do đó, dự án hỗ trợ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh mở rộng hệ thống thâm canh lúa cải tiến, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho nông dân, tối đa hoá lợi ích cho các bên liên quan như nông dân, thương lái v.v. trong ngành lúa gạo và đồng thời thúc đẩy xây dựng thị trường lúa gạo SRI.

Các kỹ thuật canh tác cải tiến SRI như cấy lúa, làm mạ, tưới ngắt quãng, bón phân v.v. đã giúp tăng hiệu quả và nâng cao năng suất sản xuất, giúp giảm phát thải nhà kính, giảm các chi phí đầu vào như: hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu và tưới tiêu v.v. Việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ nhằm thay thế tối đa việc sử dụng phân bón hoá học giúp làm tăng chất hữu cơ trong đất, đồng thời việc làm cỏ định kỳ sớm cũng sẽ tạo điều kiện hiếu khí cho đất. Tưới ngắt quãng có thể làm giảm lượng khí metan trong ruộng lúa. Giảm sử dụng phân bón có thể giúp giảm lượng khí thải nitơ oxit (N2O), đây là một trong những tác nhân lớn nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Bên cạnh đó, cần quan tâm đến quy hoạch sử dụng đất ở các vùng trồng lúa, nâng cao hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng, giảm thiểu sử dụng hóa chất nông nghiệp hiệu quả, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp nhất là bảo vệ nguồn carbon hữu cơ trong đất canh tác, giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thông qua kỹ thuật canh tác này kết hợp đổi mới mô hình, đảm bảo an ninh lương thực, giảm thiểu sự nóng lên của khí hậu và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo.

Đặc điểm của dự án

  • Để nâng cao tính bền vững của hiệu quả dự án, dự án đã kết hợp ứng dụng khoa học hành vi trong nội dung thực hiện, giới thiệu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của bên thứ ba, trên cơ sở khảo sát và phân tích thực địa tại địa phương tiến hành chỉ định thúc đẩy hỗ trợ người nông dân và các bên liên quan khác tiếp nhận các quy tắc và thực hiện kỹ thuật canh tác SRI;
  • Tập huấn kỹ thuật SRI cho hội viên nông dân và các hiệp hội nông dân, sử dụng các công cụ đơn giản để giúp nông dân đánh giá chính xác hơn nhu cầu sử dụng phân đạm, giảm sử dụng phân bón không cần thiết và chi phí đầu vào, điều này cũng góp phần giảm hiệu quả phát thải; Tăng cường sức mạnh tổng hợp giữa cô lập carbon trong đất và sản lượng ổn định cây trồng để tăng trữ lượng carbon trong đất và giảm phát thải khí nhà kính; Quy hoạch tổng hợp việc sử dụng nước và phân bón trong ruộng lúa không chỉ góp phần giảm phát thải mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản;
  • Đào tạo xây dựng thương hiệu gạo SRI cho nông dân và các hiệp hội nông dân, hỗ trợ xây dựng các kênh bán gạo SRI, xúc tiến thương mại sản phẩm lúa gạo SRI phát triển bền vững hơn.

Kết quả đạt được

  • Dự án đã thành công rực rỡ với hơn 283.476 hộ nông dân và 203.965 héc-ta ruộng lúa sử dụng ít nhất một kỹ thuật canh tác thông minh với khí hậu;
  • Ở cấp địa phương, dự án đã hoàn thành tổng cộng 352 buổi đào tạo kỹ thuật canh tác lúa gạo thân thiện với môi trường với tổng 8.700 người tham gia; đào tạo 290 cán bộ của Hội Nông dân Việt Nam và trung tâm khuyến nông trở thành giáo viên đào tạo kỹ thuật;
  • Tại các cấp tỉnh và thành phố, có hơn 20.000 nông dân, cán bộ các ban ngành, cán bộ Hội Nông dân Việt Nam v. v. đã tham gia 360 sự kiện truyền thông về lúa gạo thân thiện với môi trường; in ấn và phát khoảng 160.000 tài liệu tuyên truyền, công bố 180 bài viết về tiến độ và hiệu quả của dự án trên các trang báo, tạp chí hoặc trang web địa phương;
  • Trong số những hội viên nông dân tham gia dự án, có tới 85% hội viên báo cáo sản lượng gạo thu hoạch tăng trung bình 13%; 100% hội viên đều giảm sử dụng 20-80% lượng phân bón; các hộ dân cũng giảm mạnh việc đốt rơm rạ, một số khu vực giảm đến 80%;
  • Dự án cũng đã thu hút được sự quan tâm của chính quyền địa phương khi tiếp tục tài trợ cho các hoạt động xúc tiến tiếp theo, Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư khoảng 7,5 tỉ đồng để sao chép và triển khai thực hiện dự án.
Scroll to Top