Đối tác và dự án

Indonesia: Dự án Tham gia cộng đồng thúc đẩy tái trồng rừng bằng phương pháp sử dụng nuôi trồng nấm cộng sinh rễ trong rừng đầm lầy than bùn nhiệt đới

Thời gian thực hiện:

6/2018 đến 6/2023

Đối tác:

Cô Khuẩn Viên (The Mushroom Initiative)

Bối cảnh

Đất than bùn là khu vực chứa carbon quan trọng của thế giới và có ảnh hưởng rất lớn trong chu trình carbon toàn cầu. Trong hệ thống sinh thái của đất than bùn có chứa rừng đầm lầy than bùn – được hình thành ở nơi đất úng hoặc những nơi thường xuyên có lũ lụt khiến các chất hữu cơ bị thối rữa dần dần tích tụ. Phức hợp carbon và nước này hoạt động như những miếng bọt biển khổng lồ, hấp thu nước và lưu trữ một lượng lớn carbon. Tùy thuộc vào độ tuổi của rừng và độ sâu của đất, khu vực này có thể chứa gấp 10 đến 20 lần lượng carbon so với rừng thất thấp trên khu vực đất khoáng gần đó. Các hoạt động của con người và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như khai thác gỗ bất hợp pháp, hỏa hoạn, khai hoang, trồng cọ và đồn điền cao su v.v., dẫn đến rừng than bùn nhiệt đới bị suy thoái liên tục. Sự suy thoái này không chỉ làm giảm đáng kể các bồn chứa carbon trên bề mặt, mà đến 90% các bể chứa carbon được lưu trữ dưới lòng đất cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng mắt thường khó có thể phát hiện ra. Sau khi chịu tác động, sự biến mất của các bể chứa này sẽ xảy ra từ từ nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến con người và tự nhiên.

Indonesia chiếm tới 45% diện tích than bùn nhiệt đới toàn cầu (Applegate và nnk, 2021), chủ yếu là rừng đầm lầy than bùn bao phủ các vùng đất thấp rộng lớn giữa các con sông lớn ở Sumatra (8,3 triệu ha), Kalimantan (6,8 triệu ha) và Papua (4,6 triệu ha). Trong hai thập kỷ qua, Indonesia đã trải qua suy thoái đất than bùn nghiêm trọng do các hoạt động khai thác gỗ, khai khẩn đất hoang và dọn dẹp vệ sinh rừng v.v., dẫn đến gia tăng lượng lớn khí thải CO2 và mất đa dạng sinh học hệ sinh thái. Chính phủ Indonesia đã phát triển một kế hoạch hành động quốc gia nhằm khôi phục nhanh chóng và tái sinh những cánh rừng đầm lầy than bùn đang bị đe doạ. Tuy nhiên, việc khôi phục hệ sinh thái này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, cần phải sàng lọc giống cây và gây trồng cây con chất lượng cao, đây là điều cần thiết để giúp khôi phục bền vững hệ sinh thái rừng than bùn.

Dựa trên bối cảnh trên, dự án này nhằm hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách phục hồi các khu rừng đầm lầy than bùn ở Indonesia. Việc áp dụng nấm cộng sinh rễ (mycorrhizal fungi) có thể thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các loài cây bản địa. Các giải pháp và kinh nghiệm của dự án này có giá trị tham khảo cho nhiều khu vực tương tự do tình trạng suy thoái đất than bùn trên thế giới ngày càng gia tăng.

Đặc điểm dự án

  • Dự án thực hiện ba mục tiêu quan trọng: (1) xây dựng tại địa phương mô hình thực nghiệm rừng đầm lầy than bùn nhiệt đới sử dụng nấm cộng sinh rễ; (2) phổ biến các kỹ thuật phục hồi hệ sinh thái dựa trên mối quan hệ nấm rừng cộng sinh được sử dụng trong các khu rừng đầm lầy than bùn đang bị thoái hoá; (3) Thu thập và đo lường trữ lượng carbon để chứng minh tác động quan trọng của nấm cộng sinh rễ trong công tác tái sinh rừng;
  • Thông qua việc phân loại và nuôi dưỡng, nỗ lực tìm kiếm loài nấm cộng sinh rễ thích hợp cho rừng đầm lầy than bùn bản địa của Indonesia; Phòng thí nghiệm sẽ tiến hành phân tích thổ nhưỡng ở khu vực đầm lầy trước, trong và sau quá trình thực hiện dự án, để nhằm nghiệm chứng sự cộng sinh của nấm sẽ làm gia tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, từ đó thúc đẩy sự khôi phục nhanh chóng của rừng đầm lầy than bùn nhiệt đới;
  • Kết hợp đầy đủ khái niệm “bốn không” trong quá trình thực hiện dự án, đó là không dùng nhựa, không đốt bỏ, không dùng phân hóa học, không dùng loài ngoại lai và xâm lấn; Thay thế bằng các vật liệu hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn như cỏ purin của địa phương;
  • Tiến hành đo lường liên tục sự thay đổi của lượng carbon trong khu vực thực hiện tái trồng rừng hàng năm để định lượng tác động của dự án đối với việc cô lập carbon tại địa phương;
  • Tổ chức liên tục các hội thảo nâng cao năng lực hàng năm trong quá trình thực hiện dự án, tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ lâm nghiệp địa phương, công nhân vườn ươm và nông dân v.v. để đảm bảo cho hiệu quả bền vững của dự án.

Kết quả dự án

  • Trong dự án hợp tác giữa Nam Sumatra và Trung Kalimantan, khoảng 26 loài cây được trồng trên đất than bùn nguyên sinh với tỷ lệ thành công trên 70%; Diện tích đất than bùn nhiệt đới được khôi phục khoảng 115,6 héc-ta, vượt qua mục tiêu 100 héc-ta đã đặt ra;
  • Cộng đồng địa phương và người dân tích cực tham gia vào các hoạt động của dự án, tận mắt chứng kiến các lợi ích sinh thái, xã hội và kinh tế của việc phục hồi đất than bùn. Nhưng chính môi trường bản địa, sự tham gia của cộng đồng và quản lý bền vững mới chính là chìa khóa để đạt được những thành quả tuyệt vời này.
Scroll to Top