Đối tác và dự án

Thái Lan: Dự án Ngừng đốt rác thải nông nghiệp, hỗ trợ các dự án giảm thiểu biến đổi khí hậu

Thời gian thực hiện:

02/2018 đến 02/2021

Đối tác:

Lực lượng Người tiêu dùng (Consumers Acting for People and the Environment Limited)

Bối cảnh

Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đốt chất thải nông nghiệp là một cách phổ biến để nông dân xử lý, kiểm soát dư lượng thực vật và cỏ dại trên cánh đồng trước và sau khi thu hoạch. Hoạt động này không những gây ra ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và ô nhiễm nước ngầm nghiêm trọng, thậm chí còn có thể gây ra cháy rừng ở một số khu vực. Là một quốc gia nông nghiệp, Thái Lan trồng lượng lớn diện tích lúa nước, mía và ngô v.v., đặc biệt là ở các tỉnh phía bắc. Cháy rừng là yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, trong khi các hoạt động như đốt nương rẫy trước khi trồng lúa, đốt phế phẩm cây trồng như ngô, mía hay hoạt động đốt mía của ngành sản xuất mía đường v.v. cũng là nguồn ô nhiễm không khí chính. Mặc dù các cơ quan chính phủ đã thực hiện nhiều luật cấm và đưa ra các giải pháp khác nhau nhưng những vấn đề nêu trên vẫn chưa được giải quyết hiệu quả.

Dự án xây dựng mô hình nông dân cùng tham gia với ủy ban nông nghiệp cấp tỉnh, các trường đại học, các chuyên gia nông nghiệp, các cơ quan chính phủ, cộng đồng nông nghiệp và công chúng v.v. Cung cấp cho nông dân các giải pháp và hỗ trợ kỹ thuật thay thế cho đốt rác thải nông nghiệp.

Đặc điểm dự án

  • Xây dựng hệ thống chứng nhận “canh tác không đốt” đầu tiên ở Thái Lan để giúp những nông dân thực hiện được công nhận và hỗ trợ; Khuyến khích người tiêu dùng mua các sản phẩm liên quan và khuyến khích nông dân thực hiện canh tác không đốt. Xây dựng mạng lưới tiếp thị trực tuyến và quảng cáo truyền thông, tổ chức các hội thảo đào tạo tiếp thị cho các hợp tác xã tham gia dự án;
  • Xây dựng mạng lưới nông dân “canh tác không đốt” để thúc đẩy nông dân ở các tỉnh khác cùng hỗ trợ, trao đổi và học hỏi lẫn nhau;
  • Thúc đẩy phát huy ảnh hưởng và thực hiện trách nhiệm của các nhà sản xuất và cơ quan chính phủ trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Kết quả dự án

  • Với sự hỗ trợ của dự án, có tới 19.303 hộ nông dân ở khoảng 30 tỉnh của Thái Lan đã đăng ký làm trở thành “nông dân canh tác không đốt”;
  • Để đáp ứng quy trình sản xuất của ngành mía đường, tiến hành vận động hành lang cho các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp liên quan thực hiện chính sách ngừng đốt, chính phủ Thái Lan đã đưa ra những quy định cụ thể về việc đốt cháy cho ngành công nghiệp này. Tháng 6 năm 2019, Chính phủ Thái Lan công bố: Các nhà máy mía trên toàn quốc phải thu mua mía tươi, tức là trong vòng 03 năm số lượng mía “không đốt” trước và sau khi thu hoạch phải đạt 95%. Điều này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Thái Lan trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp mía đường ngừng đốt cháy nông nghiệp;
  • Giá thị trường của gạo ngừng đốt tăng 1,6%-2%, mía ngừng đốt tăng 12%;
  • Năm 2018, sản lượng mùa khô của ruộng lúa ngừng đốt tăng lên 11,1%; Sản lượng của các năm 2019, 2020 và 2021 tăng lần lượt vào mùa mưa là 12,5%, 17,7%, 30%, mùa khô là 22,2%, 33,3% và 27,3%;
  • Việc sử dụng phân bón trong các ruộng lúa, mía và ngô ngừng đốt cũng giảm lần lượt là 20-50%, 20-25% và 25-30%.
Scroll to Top