Bối cảnh
Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2023, do ảnh hưởng kép của bão và khối không khí lạnh ở phía Nam, khu vực phía bắc Trung Quốc gặp phải trận mưa lũ lịch sử trong vòng hơn 100 năm vừa qua. Chỉ tính riêng hai quận Phòng Sơn và Môn Đầu Câu ở Bắc Kinh, số người bị ảnh hưởng do trận lũ này đã lên tới gần 1,3 triệu người. Đây là một trong những thảm họa do thời tiết khắc nghiệt gây ra chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong khi cộng đồng nông dân phía bắc Trung Quốc vẫn chưa có đủ khả năng ứng phó với thảm họa trong sản xuất nông nghiệp và trong đời sống hàng ngày, cần phải nâng cao kỹ năng thích ứng và năng lực bền vững.
Vùng nông thôn châu Á vẫn duy trì thói quen đốt rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp, điều này không những gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất dẫn đến giảm sản lượng, mà còn trực tiếp thải ra lượng lớn khí carbon. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách nghiêm cấm đốt rơm rạ từ năm 1999, nhưng ở một số khu vực do thiếu kỹ thuật xử lý rơm rạ thay thế nên vẫn tồn tại những nông hộ thực hiện hành vi đốt rơm rạ trái phép.
Các cơ quan ban ngành và người dân của thị trấn Đậu Điếm, quận Phòng Sơn Bắc Kinh mong muốn tìm kiếm kỹ thuật chuyển hoá tại chỗ rơm rạ và các chất thải hữu cơ ở nông thôn, nhằm nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu của mình.
Dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực ứng phó tình trạng thường xuyên xảy ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu của các ban ngành và người dân địa phương thông qua một loạt các nội dung của dự án.